Một linh mục minh triết người Úc đã chia sẻ câu chuyện này trong một lớp học. Trong đời tôi, có những ngày mà mọi thứ, từ áp lực công việc, mệt mỏi, chán nản, lơ đãng, đờ đẫn làm cho tôi khó cầu nguyện. Nhưng dù thế nào đi nữa, mỗi ngày, tôi luôn cố tập trung, sốt sắng đọc ít nhất một kinh Lạy Cha.

Trong các sách Phúc âm, Chúa Giêsu để lại cho chúng ta kinh Lạy Cha. Đây là lời cầu nguyện quý báu nhất của người tín hữu kitô. Tuy nhiên, các Phúc âm còn để lại cho chúng ta một kinh cũng quý báu, một kinh ít được biết đến hay ít được đọc nhiều như kinh Lạy Cha. Đó là lời cầu nguyện của Đức Mẹ, mẹ Chúa Giêsu, kinh Magnificat. Theo tôi, sau kinh Lạy Cha, đây là kinh quý báu chúng ta có.

Quyển sách mới đây của Robyn Cadwallander, ‘Nữ ẩn sỹ’ [The Anchoress] kể về Sarah, một phụ nữ trẻ chọn khép mình khỏi thế giới và sống như một ẩn sỹ (như Julian thành Norwich vậy).  Đây không phải là một đời sống dễ dàng gì, và cô sớm thấy mình phải đấu tranh với lựa chọn của bản thân.  Cha giải tội cho cô là cha Ranaulf, một tu sỹ trẻ, không nhiều kinh nghiệm.  Mối liên hệ giữa họ cũng không dễ dàng.  Cha Ranaulf là một người ngại ngùng và kiệm lời, nên Sarah thường thấy chán nản với cha, muốn cha nói thêm, muốn cha đồng cảm hơn, và đơn giản là muốn cha hiện diện rõ hơn với cô.  Họ thường xuyên bàn luận, hay ít nhất là, Sarah thường cố moi thêm những lời nói và sự đồng cảm từ cha Ranaulf.  Nhưng bất kỳ lúc nào cô cố gắng làm thế, cha Ranaulf đều gián đoạn buổi xưng tội và rời đi.

CSC – Cuộc sống xô bồ và chạy quá nhanh làm ta chẳng có nhiều dịp may để đứng lại, ngắm nhìn những bước đường đã qua.  Chỉ có dừng lại, dù chỉ một chút thôi, ta mới có cơ hội nhìn lại cuộc đời mình cho cẩn thận.  Chỉ khi dìm mình vào suy tư, ta mới thấy mình đã làm được gì, đã bỏ lỡ gì hay đã thất bại những điều gì nữa.

Cuộc sống luôn công bằng, nó không cho không ai cái gì, và cũng chẳng vô tình lấy đi của ai bất cứ điều gì mà không có sự bù đắp, trả giá.  Đừng cảm thấy mình mất tất cả hay có tất cả mà không suy nghĩ cho những người xung quanh.  Sẽ đến một lúc nào đó, bạn phải bật khóc, nhưng không vì một lý do nào cả.  Đó là lúc bạn nhận ra mình đã đánh mất quá nhiều thứ và không bao giờ lấy lại được chúng nữa.  Đã đến lúc phải biết dừng lại!

Mùa Chay đã về.  Sắc tím của phẩm phục phụng vụ, cung điệu của các bài thánh ca cũng như các lời kinh cầu nguyện tạo cho ta một cảm giác trầm buồn, sâu lắng.  Trong nghi lễ khai mạc Mùa Chay, khi khiêm tốn đón nhận một chút tro bụi trên đầu, lời thánh ca gọi ta về với thực tại của thân phận con người:

“Hỡi người hãy nhớ, mình là bụi tro,
Một mai người sẽ trở về bụi tro.

Những bài thánh ca cùng chung một tâm trạng, vừa thống thiết than van vừa quyết tâm mãnh liệt: Con nay trở về, trở về cùng Chúa Chúa ơi!

Sự trở về dựa trên lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa: Ngài là Thiên Chúa, rất nhân hậu và hay tha thứ.

Cám dỗ cuối cùng là cám dỗ phản bội lớn nhất:

Làm điều đúng nhưng với lý do sai. 

Nhà thơ người Mỹ Thomas Stearns Eliot (1888-1965) đã viết câu trên để nói lên khó khăn biết bao khi loại bỏ các lý do xấu trong hành động tốt của chúng ta, bỏ tính ích kỷ để cuối cùng đừng làm các việc chính nghĩa chỉ vì mình. 

Nhân vật chính trong vở Giết người ở Nhà thờ chính tòa (Murder in the Cathedral) của T. S. Eliot là Thomas Becket, Tổng giám mục giáo phận Canterbury, người đã tử vì đạo vì đức tin của mình.  Từ mọi hình thức bên ngoài, Becket là vị thánh, vị tha, hành động do đức tin và tình yêu thúc đẩy.  Nhưng như Eliot trêu chọc trong tác phẩm Giết người ở nhà thờ chính tòa, chuyện bên ngoài không nói lên chuyện bên trong sâu sắc hơn, không cho thấy hậu quả tận căn hơn.  Không phải vì Thomas Becket không phải là vị thánh hoặc không trung thực trong động lực làm điều tốt; nhưng đúng hơn đây là “cám dỗ cuối cùng” ông cần vượt lên để trở thành một vị thánh hoàn hảo.  Bên dưới bề mặt, luôn có một trận đấu tranh đạo đức sâu đậm hơn, tinh tế và vô hình hơn, một “cám dỗ cuối cùng” cần vượt lên.  Cám dỗ cuối cùng đó là cám dỗ gì?