Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Tháng Hoa để sống trọn tâm tình với Mẹ Maria nhé

1. Nguồn gốc

Vào những thế kỷ đầu, hàng năm, khi tháng Năm về, người Rôma tôn kính sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên bằng những cuộc tổ chức gọi là những ngày lễ tôn kính Hoa là Nữ thần mùa Xuân.

Các tín hữu Công giáo trong các xứ đạo đã thánh hóa tập tục trên. Họ tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng phong phú.

Có nơi người ta tổ chức các cuộc "Rước xanh". Người ta đi cắt các cành cây xanh tươi đang nở hoa, đưa về trang hoàng trong các nhà thờ và đặc biệt các bàn thờ dâng kính Đức Mẹ. Các thi sĩ cũng như các thánh đua nhau sáng tác những bài hát, bài giảng ca tụng những ngày lễ đó cũng như ca tụng Đức Mẹ.

Đến thế kỷ 14, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã dâng lên Đức Mẹ những việc tôn kính đặc biệt và lấy hoa trang hoàng tượng Đức Mẹ.

Thánh Philipe đệ Nêri, cũng vào ngày 1 tháng 5, thích tập họp các trẻ em lại chung quanh bàn thờ Đức Mẹ, để cùng các bông hoa mùa xuân, Ngài dâng cho Đức Mẹ các nhân đức còn ẩn náu trong tâm hồn non trẻ của chúng.

Đầu thế kỷ 17, tại Napoli, nước Ý, trong thánh đường kính thánh Clara của các nữ tu Dòng Phanxicô, tháng Đức Mẹ được cử hành công cộng: Mỗi chiều đều có hát kính Đức Mẹ, ban phép lành Mình Thánh. Từ ngày đó, tháng Đức Mẹ nhanh chóng lan rộng khắp các xứ đạo.

Năm 1654, cha Nadasi, dòng Tên, xuất bản tập sách nhỏ khuyên mời giáo hữu dành riêng mỗi năm một tháng để tôn kính Đức Mẹ Chúa Trời.

Đầu thế kỷ 19, hết mọi xứ trong Giáo hội đều long trọng kính tháng Đức Mẹ. Các nhà thờ chính có linh mục giảng thuyết, và gần như lấy thời gian sau mùa chay là thời gian chính thức để tôn kính Đức Mẹ. Trong việc này linh mục Chardon đã có nhiều công. Không những ngài làm cho lòng sốt sắng trong tháng Đức Mẹ được phổ biến trong nước Pháp mà còn ở mọi nước Công giáo khác nữa.

- Đức Giáo hoàng Piô 12, trong Thông điệp "Đấng Trung gian Thiên Chúa", cho "việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm là việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng vụ, được Giáo hội công nhận và cổ võ".

- Đức giáo hoàng Phaolô 6, trong Thông điệp Tháng Năm, số 1 viết:

"Tháng Năm là Tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để " bày tỏ niềm tin và lòng kính mến, tình yêu mà người Công giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên đàng.

2. Ý nghĩa Tháng Hoa

Mẹ Maria cũng được ví như Người Nữ tuyệt vời, đẹp nhất trong muôn ngàn phụ nữ, Mẹ đẹp tâm hồn, Mẹ đẹp thân xác. Vì thế, nơi hoa tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, tượng trung cho các nhân đức nơi Mẹ. Đồng thời, những sắc màu của hoa tượng trưng cho Mẹ là Mẹ muôn loài khi đón nhận vai trò làm Mẹ Thiên Chúa.

Đức Mẹ còn được ví như Hòm Bia của Thiên Chúa, mà hoa lại là vật được dùng để trang trí cho Hòm Bia Giao Ước thời Cựu Ước. Như thế, Đức Mẹ luôn ở bên Thiên Chúa. Và hoa lại ở bên Mẹ…!

Hẳn chúng ta còn nhớ, trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã truyền lệnh cho Môsê làm những nụ và cánh hoa để trang trí nơi cây đèn 7 ngọn đặt trước Hòm Bia Giao Ước. Hay như Salomon, ông đã ra lệnh cho nghệ nhân điêu khắc những cánh hoa bên trong và bên ngoài để trang trí nơi Cực Thánh trong đền thờ.

Bắt nguồn từ đó, hoa trong phụng vụ hay truyền thống của người Công Giáo luôn được coi trọng. Nó được dùng để trang hoàng cung thánh, bàn thờ hay để tỏ lòng tôn kính với các vị thánh, đặc biệt là Đức Mẹ. Tức là hoa được dùng vào vị trí trang trọng trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội.

Mẹ Maria được ví như bông hoa thơm ngát trước tòa Chúa, nhưng trước đó Mẹ cũng là những con người rất đỗi bình thường như bao người phụ nữ khác. Tuy nhiên, được Thiên Chúa tuyển chọn, và qua tiếng “Xin Vâng” nên Mẹ đã trở nên tuyệt mỹ hơn muôn ngàn phụ nữ. Mẹ đã trở nên đóa hoa thơm ngát trước Ngai Thiên Chúa. Mẹ đã trở nên đóa hoa độc nhất vô nhị của thế giới loài người. Tại sao lại như thế, thưa chỉ vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và như một sự tất yếu, Mẹ là Mẹ loài người.

Nhờ ơn Chúa, Mẹ đã trở nên đóa hoa kiệt tác như: ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn đồng trinh trọn đời, Mẹ Thiên Chúa, Hồn xác lên trời và Mẹ như “hoa hường mầu nhiệm vậy”.

3. Ý nghĩa của việc dâng hoa kính Đức Mẹ

Để bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Mẹ, người tín hữu Việt Nam thực hành nhiều việc đạo đức bình dân như: rước kiệu Đức Mẹ, lần chuỗi Mân Côi, dâng hoa…

3.1. Ý nghĩa việc dâng hoa

Để bày tỏ lòng yêu mến, kính trọng hoặc biết ơn, người ta thường tặng hoa cho nhau. Cũng vậy, người công giáo cũng dâng hoa để tỏ lòng yêu mến, tôn kính và biết ơn đối với Thiên Chúa, Đức Mẹ và các thánh…

3. 2. Ý nghĩa các mầu hoa

Các màu hoa vừa tượng trưng cho các nhân đức của Đức Mẹ vừa diễn tả các tâm tình, các ước nguyện của con cái muốn dâng lên Mẹ.

– HOA TRẮNG:

+ Ý nghĩa: biểu trưng sự trong sạch khiết trinh nơi Mẹ.

+ Tâm tình: Xin Mẹ giúp ta gìn giữ tâm hồn luôn trong trắng, sạch tội.

– HOA HỒNG:

+ Ý nghĩa: diễn tả lòng mến nồng nàn mà Mẹ dành cho Chúa.

+ Tâm tình: Xin Mẹ dạy ta biết yêu Chúa hết lòng và yêu anh chị em như Chúa đã yêu ta.

– HOA VÀNG:

+ Ý nghĩa: tượng trưng niềm tin sắt đá của Mẹ.

+ Tâm tình: Xin Mẹ dạy chúng ta sống phó thác, tin tưởng vào tình thương và sự quan phòng của Chúa như Mẹ.

– HOA XANH:

+ Ý nghĩa: tượng trưng cho niềm cậy trông và hy vọng.

+ Tâm tình: Xin đừng để ta thất vọng chùn bước trước bất cứ khó khăn nghịch cảnh nào của cuộc sống.

– HOA TÍM:

+ Ý nghĩa: tượng trưng những đau thương, bệnh tật, tang tóc, cô đơn.

+ Tâm tình: Xin Mẹ dạy ta biết vui lòng chấp nhận Thánh Giá Chúa gởi đến để trung thành bước theo Đức Kitô, Con của Mẹ.

4. Lòng sùng kính Đức Mẹ đem lại hy vọng được sự sống đời đời

Công Đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Trong nhiệm cục ân sủng, kể từ khi Mẹ tin tưởng ưng thuận trong ngày truyền tin, sự ưng thuận mà Mẹ đã kiên quyết giữ trọn cho đến bên Thập Giá. Đức Maria tiếp tục thiên chức làm Mẹ cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu độ mọi người được tuyển chọn. Thực vậy, sau khi về trời, vai trò của ngài trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng ngài vẫn tiếp tục liên lỉ chuyển cầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được cứu độ đời đời …. Vì thế, trong Hội Thánh, Đức Trinh Nữ được kêu cầu qua các tước hiệu: Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian” (LG 62).

Vì Mẹ là Mẹ của Đầu thân thể mầu nhiệm Hội Thánh là chính Đức Giêsu và là “mẹ của nhân loại” (x. LG 54), và, Đấng Cứu Thế đã mang lấy đau khổ của mọi người thì Mẹ Maria, Đấng đồng công cứu chuộc, đã chia sẻ hơn ai hết các hậu quả tai ác của tội lỗi nhân loại khi đảm nhận sứ mệnh làm Mẹ Đấng Cứu Thế: “Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra” (Lc 2, 35).

Tuy nhiên, vai trò Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian của Đức Mẹ phải gắn liền với Đức Giêsu Đấng là khơi nguyên và cùng đích của mọi điều thiện hảo.

Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cung minh định: “Trinh nữ Maria được công nhận và tôn kính là Mẹ đích thực của Thiên Chúa và của Đấng Cứu chuộc… Mẹ cũng thật sự là ‘Mẹ các chi thể Chúa Kitô’… vì Mẹ đã cộng tác bằng đức ái của mình vào việc sinh ra các tín hữu trong Hội Thánh, là những chi thể của Đức Kitô là Đầu. Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, là Mẹ của Hội Thánh” (x. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 963).

Việc sùng kính Đức Maria còn bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi vì: nhờ Người, với Người và trong Người, mọi vinh quang, danh dự đều quy về Cha trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, những biểu hiện tỏ lòng tôn kính Mẹ Maria cần phải dẫn đến việc tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.

Thế nên, mọi việc tôn sùng Đức Mẹ phải nhằm vào sự kết hợp trực tiếp với Đức Giêsu, thiếu yếu tố này, mọi việc kể như vô hiệu.

Qua những gì đã chia sẻ ở trên dựa trên Giáo huấn của Giáo Hội, chúng ta có quyền tin tưởng sẽ được cứu độ khi tôn sùng Đức Mẹ cách chính đáng và hợp với ý định và trong chương trình của Thiên Chúa.

5. Những việc làm cụ thể tỏ lòng tôn sùng Đức Mẹ theo truyền thống Việt Nam

Từ rất sớm trong phụng vụ cũng như trong đạo đức bình dân, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã thực hành nhiều nghi lễ tôn kính Đức Maria vói các hình thức như đi kiệu Đức Bà, múa hát dâng hoa, vãn Rôsa…

+Tháng Đức Mẹ (tháng Hoa)

Tháng Hoa về, khắp các nhà thờ Công giáo ở Việt Nam, dù tại các thành thị hay miền nông thôn xa xôi, những tâm tình dâng lên Đức Maria Mẹ Thiên Chúa vẫn thật nồng ấm. Các bản tiến hoa được dâng lên Đức Mẹ cách long trọng. Có những đội hoa hàng mấy trăm người. Nhờ đó, lòng tôn sùng và yêu mến Đức Mẹ không ngừng được cổ võ và thăng tiến.

Đặc biệt Mẹ yêu thích Hoa Kính Mừng, chúng ta hãy siêng năng lần chuỗi để dâng lên Mẹ những chuỗi hoa tươi đẹp.

+Tháng Mân Côi

Kinh Mân Côi thật đẹp, đáng ca ngợi và chiêm ngưỡng vì có được chiều sâu của sứ điệp Tin Mừng. Suy ngắm từng mầu nhiệm kinh Mân Côi là ta đang dõi bước theo cuộc đời và sứ vụ của Chúa Giêsu – Đấng Cứu Thế. Kinh Mân Côi thường được đọc chung trong các nhà thờ, nhà nguyện trước hoặc sau thánh lễ, các đài Đức Mẹ, giờ kinh gia đình, nguyện giỗ, các cuộc rước, hoặc lần chuỗi sống…

+Việc Làm Và Ý Nghĩa Kính Đức Mẹ Ngày Thứ Bảy

Thời Giáo hội sơ khai, ngày thứ Bảy là ngày vọng Chúa nhật, bắt đầu Phụng vụ Chúa nhật. Do đó, ngày nay, Thánh lễ Chúa nhật được cử hành chiều thứ Bảy.

Thời các Giáo phụ, ngày thứ Bảy kính nhớ lòng tin của Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy Thánh, khi xác Chúa Giêsu còn nằm trong mồ thánh.

Ngày thứ Bảy là ngày Giáo hội dâng kính Đức Mẹ, đặc biệt trong Phụng vụ và các Giờ kinh.

Ngày thứ Bảy đầu tháng là ngày Đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ theo mệnh lệnh Fatima.

Nguồn tổng hợp:

https://vinhson.net/long-sung-kinh-duc-me-noi-nguoi-kito-huu-viet-nam.html

http://lichvansu.wap.vn/phong-tuc-tap-quan/thang-hoa-lich-su-y-nghia-va-long-ton-kinh-duc-me-27731.html

http://mancoichihoa.com/blog/2017/05/06/lich-su-va-y-nghia-thang-hoa-kinh/

https://ngoiloivn.net/suy-tu/thang-5-mot-vai-net-ve-nguon-goc-thang-hoa-va-viec-dang-hoa/

CÁC TỈNH DÒNG

Hằng năm, Trung Tâm Linh Đạo I-Nhã tổ chức các khoá học cho các cựu học viên đã theo học Đồng...
“ Tiếng gọi Giêsu” là chủ đề của ngày cầu...
Đáp ứng mệnh lệnh của CGS: “ Hãy chèo ra chỗ...
“ Phúc thay kẻ đặt tin tưởng vào Đức Chúa và...

THÔNG TIN

Sau 12 giờ bay, quý chị tham dự Hội Đồng Dòng của 3 Tỉnh dòng Việt Nam đã đến sân bay Charles de...
WHĐ (22.03.2024) – Đối với tín hữu Công giáo...
WHĐ (14.03.2024) – Đây là những bài giảng và...

ƠN GỌI

Cuộc gặp gỡ “Nhóm Ơn Gọi” được tổ chức 2 ngày 09 và 10 tháng 3 năm 2024 tại lưu xá nữ ở Boeung...
Ngày 22.07.2023, Tỉnh dòng Chúa Quan Phòng Cần...
Từ ngày 15-20/7/2023, Tỉnh Dòng Cù Lao Giêng...
Khóa ơn gọi hè với chủ đề: “SỐNG CÙNG GIÊSU”...

HUẤN LUYỆN

Cầm trên tay quyển Kinh thánh, con ngẫu nhiên mở đúng trang sách thánh Phaolo mô tả đức tin của...
Qua hình ảnh ông Môsê trong Cựu Ước tôi nhìn...
Như một lời mời gọi: “Không có Thầy, anh em...
Một ngày nọ, sơ giáo nói với chúng tôi có môt...

SỨ MỆNH

Mỗi dịp tết đến xuân về, người người háo hức được sum vầy bên những người thân yêu, trẻ em tung...
Xuân hiệp hành, là chủ đề mừng xuân 2024 của...
Chúng con chào tất cả quý Soeurs, Chúng con...
Hôm nay là ngày 3/11, những ngày đầu của tháng...

BÀI VIẾT

Lời kinh ngát thơm hương tình mến Vút bay cao, cao đến chín tầng Dâng lên Chúa, Mẹ tiến...
Xin giũa gọt con nên chân thật Xoá hận thù,...
Đấng mục tử nhân lành chân thật Hằng chăm lo,...
Con khấn nguyện, thiết tha khao khát Sống giữ...