Ronald Rolheiser, 2021-06-21

Vài năm trước, một đồng nghiệp của tôi bị thất vọng nặng nề đến phải sụp đổ. Tính khí và bản năng của cô thiên về giận dữ, cô đóng sập hàng loạt cánh cửa với đời và trốn vào chốn nội tâm. Tuy vậy, khi tâm hồn bị tổn thương, cô đặt cho mình một câu hỏi, tình yêu đang muốn gì nơi tôi? Để trả lời cho câu hỏi này, cô nhận ra, dù bản năng của cô hướng về chiều ngược lại, nhưng tình yêu lại muốn cô tránh xa cay đắng và lánh đời, muốn cô mở rộng tấm lòng với một mức độ hơn cả từ xưa đến bây giờ.

Tình yêu muốn chúng ta làm gì lúc này? Đây là câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra cho mình vào những lúc cuộc sống bị chấn động (vì tổn thương nhưng cũng vì phúc lành) đến mức độ chúng ta không còn muốn phản ứng một cách tốt lành và yêu thương nữa, vì mọi thứ trong lòng chúng ta chỉ muốn khép mình và lánh đời.

Chính vì thế…

-Khi tôi trải qua cuộc ly hôn cay đắng, khi tôi thấy trái tim mình chai đá và ngày càng hận người tôi từng tin tưởng, câu hỏi đặt ra cho tôi là, tình yêu muốn tôi làm gì lúc này?

Ronald Rolheiser, 2021-04-19

Vì sao những người chân thành lại thường thấy mình không hợp với những người khác?  Vấn đề ở đây không phải là do sự chân thành gặp phải sự thiếu chân thành hay dối trá. Không phải thế. Vấn đề là tại sao những người chân thành, kính sợ Thiên Chúa lại có thể thấy mình cực kỳ lạc lõng với những người khác.

Trong tự thuật của tác giả Hy Lạp Nikos Kazantzakis có một đoạn rất thú vị, mang một ý nghĩa khai mở sâu xa hơn hẳn những gì chúng ta cảm được khi mới đọc qua. Khi bình luận về thần thoại Hy Lạp và nhiều xung đột giữa các thần, Kazantzakis viết như sau: “Các anh hùng trong những bi kịch Hy Lạp cổ đại chẳng khác gì những tay của thần Dionysus vung tán loạn tự đánh vào nhau. Chúng đánh vào nhau vì chúng là những mảnh rời. Mỗi mảnh chỉ đại diện cho một phần của thần tính, chúng chẳng phải là một vị thần toàn vẹn. Dionysus, vị thần toàn vẹn, vẫn đứng vững ở trọng tâm câu chuyện và kiểm soát sự ra đời, phát triển và những gay cấn của câu chuyện. Với những khán giả đã giác ngộ, tay chân tán loạn của Dionysus, dù đánh lẫn nhau, nhưng đã được kín đáo hợp nhất và hòa giải với Dionysus. Chúng tạo thành thân thể toàn vẹn của Dionysus và tạo nên sự hòa hợp”.

Dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy. Chúng ta biết câu này cũng ứng nghiệm với tình yêu. Vậy nó có ứng nghiệm với thù hận không? Thù hận của người khác có đi theo chúng ta đến tận cõi vĩnh hằng không?

Trong tiểu thuyết mới nhất của mình, Trả vốn, Payback, bà Mary Gordon đã đặt câu hỏi này. Câu chuyện của bà tập trung vào hai phụ nữ, một người, là Agnes đã làm tổn thương người kia, Heidi. Tổn thương này là vô tình, nhưng nó lại sâu đậm, sâu đến mức nó như chất độc ám ảnh tâm hồn họ trong suốt 40 năm. Câu chuyện lần theo cuộc sống của họ dài suốt 40 năm, thời gian họ không bao giờ gặp nhau, cũng chẳng biết tung tích gì của nhau, nhưng họ vẫn bị ám ảnh về nhau, một người giữ mãi tổn thương và một người cảm thấy mặc cảm tội lỗi về tổn thương đó. Cuối cùng câu chuyện lên đến đỉnh cao khi Heidi đi tìm Agnes để đương đầu với bà, đòi lại món nợ. Và món nợ đó là thù hận, một thù hận hoàn toàn xấu xí, một lời nguyền còn mãi đến lúc chết, bảo đảm Agnes sẽ không bao giờ được thanh thản vì nó cho đến tận cuối đời.

Ronald Rolheiser, 2021-03-22

Với những người có đức tin, họ có một quan niệm rằng nếu chúng ta có đức tin sâu đậm thì sẽ dễ dàng từ bỏ mọi sự thế gian, xem thế gian là phù du, không bám víu vào điều gì và chết một cách thanh thản hơn. Nhưng không phải như thế. Nghĩ như thế là ngây thơ, ít nhất là thường như vậy.

James Hillman có viết: Chúng ta không dễ dàng từ bỏ ngai vàng cũng như động lực đưa ta lên ngai đó. Dù điều này rõ ràng là đúng, nhưng nó xuất phát từ cái tôi của con người hơn là từ đức tin. Cho phép tôi trích dẫn thêm một câu nữa. Tiểu thuyết gia và triết gia lừng danh Iris Murdoch đã giáng thẳng sự thật này vào chúng ta. Một người lính bình thường thường chết mà không sợ hãi, nhưng Chúa Giêsu thì chết với sự sợ hãi.

Chuyện này cũng đúng với cái chết của cha tôi. Cha tôi là một người có đức tin sâu đậm, sống cả cuộc đời làm chứng nhân. Ông qua đời năm 62 tuổi, nhưng đó không phải là giờ lâm tử nhẹ nhàng. Ông buồn vô hạn khi nằm trên giường bệnh, dùng thuốc giảm đau để chờ đến lúc vĩnh biệt chúng tôi. Nỗi buồn và nỗi sợ của ông chẳng liên quan gì đến chuyện sợ đời sau, sợ những gì đang chờ ông ở thế giới bên kia. Ông buồn và sợ là do phải từ bỏ đời này, phải chết đi trước những phong phú đời này. Ông buồn vì sắp chết, vì phải từ biệt vợ con, cháu chắt, bạn bè, cộng đoàn, sức khỏe và đủ mọi thứ ông đã vui hưởng ở đời này. Ông chết trong đức tin, nhưng đó không phải là giờ lâm tử nhẹ nhàng.

Con người luôn có lầm lỗi.  Ai nên khôn mà không dại một lần.  Và chắc chắn là không chỉ một lần mà rất nhiều lần trong cuộc đời.  Phạm lỗi cũng không dừng lại ở lứa tuổi nào mà ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể phạm lỗi.  Có điều là chẳng mấy ai trong chúng ta dám nhận mình có lỗi.  Chẳng mấy ai dám thú nhận về những lầm lỗi của bản thân.

Đó là điều mà chúng ta cần phải được người khác sửa lỗi.  Nếu không được người khác sửa sai thì mình sẽ không bao giờ đứng lên làm lại cuộc đời.  Một đứa bé để có thể nói đúng, nói không sai chính tả cần được cha mẹ sửa giọng nhiều lần mới có thể nói không bị ngọng.  Về nhân bản con người cũng phải được người khác dạy bảo, sửa lỗi thì mới hoàn thiện chính mình.

Như vậy, sửa lỗi là bổn phận của cha mẹ, của thầy cô, của bạn bè và nhận được sự chỉ dạy là của từng người chúng ta.  Nếu chúng ta không sửa lỗi cho anh em là chúng ta đang có lỗi với chính mình vì chúng ta chưa sống tròn bổn phận của mình với tha nhân.  Đôi khi còn bị người mà mình đã không dậy dỗ oán trách lại chúng ta.

Có một đứa trẻ từ nhỏ đã thích ăn trộm.  Một hôm, nó đi học về, trong cặp có thêm một chiếc bảng học sinh.  Mẹ nó hỏi: