Bề trên Dòng Chartreux ra khỏi im lặng của mình (1/3)
Bề trên tu viện trưởng Dysmas de Lassus tiếp báo La Vie ở tu viện Grande Chartreuse của ngài. ngài sắp xuất bản một quyển sách, thành quả suy tư của ngài về các lạm dụng trong các dòng tu.
Năm nay không có tuyết. Gần như tuyết không còn ở các vách đá của đỉnh núi Grand Son cao 2026 mét. Dưới chân núi là nhiều tòa nhà của tu viện Dòng Cả Chartreux, tường trắng trên mái xám trải rộng một góc thung lũng. Dù có vô số tấm bảng ghi hàng chữ “Khu vực im lặng” nhưng tiếng búa đập trên các thanh sắt vang lên từ hòn đá này đến hòn đá khác. Linh mục Dysmas de Lassus giải thích: “Dòng được xếp hạng là di tích lịch sử nên lúc nào cũng có việc làm”.
Trường hợp ngoại lệ, người tu sĩ mặc áo dòng trắng với đôi chân mày rậm đưa chúng tôi vào bên trong dòng chữ khắc màu đen trên tấm bảng gỗ “Người ta không vào thăm tu viện”. Chúng tôi vào Dòng Cả Chartreux. Một khi vào bên trong cánh cửa gỗ nặng nề với ổ khóa to lớn chúng tôi
Chương 1 sách LÃNH ĐẠO. Tại sao ngài lãnh đạo, Con đường ngài lãnh đạo. Các bài học của Giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên, Chris Lowney, J.B.Thái Hòa chuyển dịch
“Ngày nay thế giới chúng ta đang rất cần chứng tá, chúng ta không cần nhiều đến các người đi giảng, nhưng cần chứng tá. Điều quan trọng không phải là nói, nhưng là nói với trọn cuộc sống của mình.”
Giáo hoàng Phanxicô, Diễn văn tại Quảng trường thánh Phêrô, 18 tháng 5 năm 2013
Tuần này, giáo hoàng sẽ đánh dấu mốc 2 năm ngài dẫn dắt Giáo hội Công giáo.
Giáo hoàng Phanxicô đã có được một tỷ lệ ái mộ mà bất kỳ lãnh đạo nào cũng phải ghen tỵ. Trong khảo sát mới nhất của Pew tuần qua, 9 trên 10 người Công giáo ở Hoa Kỳ đánh giá cao Giáo hoàng, gần bằng tỷ lệ ái mộ cao nhất của Đức Gioan Phaolô II. Khắp thế giới, 60% người Công giáo và không Công giáo cũng có quan điểm mến mộ Đức Phanxicô.
Nhưng thành tựu của ngài vượt quá tầm đại chúng này. Khi đánh dấu 2 năm triều giáo hoàng, Đức Phanxicô có thể nhìn lại những cải tổ kinh tế quan trọng tại Vatican, những lời lên án chủ nghĩa tư bản mất kiểm soát, và thổi bùng một cuộc tranh luận về gia đình khắp Giáo hội (chưa kể đến việc ngài là nhân vật của năm 2013 do tờ TIME bình chọn).
Vậy thì làm sao mà một hồng y dòng Tên từ châu Mỹ La tinh có thể nói là chẳng mấy ai biết, lại trở thành một lãnh đạo thành công như vậy? Đây là 5 bài học rút ra từ quãng thời gian đầu triều giáo hoàng Phanxicô. Trích từ sách Phép lạ Phanxicô: Bên trong sự Biến đổi của Giáo hoàng và Giáo hội’ của John L. Allen Jr.
Khi rửa tội và khi thêm sức, chúng ta nhận bảy ơn Chúa Thánh Thần để cho chúng ta được phong phú.
Chúng ta có thể xem các ơn này là những trực giác cao lớn hướng dẫn chúng ta trong đời sống hàng ngày. Chúng ta nhận bảy ơn này lúc rửa tội và thêm sức để đời sống chúng ta được phong phú. Chúng ta là những người được Chúa chúc lành. Vì thế có một sự liên hệ song song giữa bảy ơn Chúa Thánh Thần và bảy mối phúc thật. Quả thật, bảy mối phúc thật là thái độ chúng ta khi đứng trước các ơn của Chúa Thánh Thần.
Ơn khôn ngoan
Đó là ơn quan trọng nhất trong tất cả các ơn. Ơn này củng cố tình yêu của chúng ta, vì đó là ơn giúp chúng ta nhận biết căn tính của mình trong Chúa. Tình yêu đòi hỏi ơn khôn ngoan và cùng lúc, ơn khôn ngoan gợi lên, củng cố và làm vĩnh cửu hóa tình yêu của chúng ta. Nhờ ơn này, chúng ta thấy mình được chúc lành: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa (Mt 5, 1-12). Những người đối diện với bình an trong chính mình, qua hành vi của họ, họ sẽ làm tiêu tan các xung đột nơi người khác, trong gia đình cũng như nơi làm việc.
Với những ai dựa trên ơn khôn ngoan, các lời sau đây là của họ: “Phúc ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ!” (Mt 5, 1-12). Quả thật, vì lòng trung tín với Chúa và với các điều răn của Ngài, đôi khi chúng ta bị đối xử thù nghịch hoặc bị sách nhiễu đủ chuyện.
Thời nay, Giáo hội rất nhạy bén với ứng dụng công nghệ màn hình phẳng trong công việc truyền rao Tin mừng. Có thể nói, từ Tòa Thánh cho đến Hội đồng Giám mục tại các nước, cũng như từng giáo phận, hay dòng tu và thậm chí cả cấp giáo xứ đều tận dụng tốt phương tiện thời hiện đại này để phổ biến giáo huấn của vị chủ chăn hoàn vũ, hay các học thuyết của Giáo hội về xã hội. Thậm chí, một số trang còn tận dụng cả các trang mạng xã hội vốn có sức lan tỏa nhanh và rộng như facebook để các độc giả tiếp cận dễ dàng. Hầu hết các độc giả nói chung và các bạn trẻ nói riêng đều thích hình thức mới mẻ này, vì khi đọc một bài viết mình có thể đưa ra những bình luận hoặc những quan điểm của mình, và nhất là cũng có thể tiếp thu được nhiều ý kiến của các độc giả khác. Như vậy, đây là hình thức trao đổi hữu hiệu nhất giữa người viết và độc giả để làm sáng tỏ được những vấn đề cần mổ xẻ.
Nhìn chung, các trang mạng công giáo tại Việt Nam thường xây dựng nội dung theo các phần tin Giáo hội Hoàn vũ, tin Giáo hội Việt nam, tin địa phương, mục tư liệu văn kiện, hay mục suy niệm Chúa Nhật và hàng ngày... Một hướng đi cho mỗi trang mạng là cần tạo ra dấu ấn riêng của mình, có nghĩa là tính độc đáo mà độc giả không thể đánh đồng với các trang mạng khác, vì như hiện nay nếu tất cả đều đồng loạt sử dụng chung nguồn tin từ các trang chính là Việt ngữ Vatican, Vietcathoclic, và trang của Hội đồng Giám mục Việt Nam (Đôi khi có trang không bao giờ lấy từ trang Vietcatholic và Việt ngữ Vatican mà chỉ lấy duy nhất từ trang Hội đồng Giám mục Việt Nam mà thôi), thì sẽ dẫn đến tình trạng độc giả chỉ cần đọc bất kỳ một trang của giáo phận nào đó cũng có thể biết được nội dung của các trang còn lại.
Page 10 of 20
LỜI ĐẤNG SÁNG LẬP
THÁNG TƯ
SÙNG KÍNH
SỰ THƯƠNG KHÓ CHÚA GIÊSU
24/04
Ngày 24.4.1945 ở Roma có phiên họp khoáng đại bàn về những nhân đức của Cha Gioan Martinô Moye. Tất cả các đại biểu đều nhất trí.
“Cha đã chịu khổ cho các con, bây giờ tới phiên các con phải chịu khổ cho lương dân trở lại đạo... Các con hãy chịu khổ cho các trường học phát triển và cho việc giáo dục trẻ em. Các con là mẹ thiêng liêng của chúng, nên các con phải chịu khổ để sinh chúng cho Đức Giêsu Kitô và huấn luyện chúng có lòng đạo đức.
(HD. 206 - 207)