Lòng mến mộ Kinh Thánh, một “tình yêu sống động và dịu dàng” đối với lời Chúa: đây chính là di sản mà Thánh Giêrônimô đã để lại cho Giáo hội bằng cả cuộc đời và công sức của mình. Nay, nhân dịp kỷ niệm lần thứ một ngàn sáu trăm ngày ngài mất, lời kinh được trích từ Lời nguyện mở đầu Lễ mừng kính ngài [1] cho chúng ta một suy tư thiết yếu và thấu suốt về nhân vật kiệt xuất này trong lịch sử Giáo hội, cũng như thấu tỏ tình yêu bao la của ngài dành cho Đức Kitô. Như thể con sông lớn nuôi dưỡng vô số dòng suối nhỏ, “tình yêu sống động và dịu dàng” này đã tuôn chảy vào mọi hoạt động liên lỉ của ngài với tư cách là một học giả, một dịch giả và một nhà chú giải. Thánh Giêrônimô am hiểu Kinh Thánh thâm sâu, nhiệt thành phổ biến giảng dạy cho nhiều người biết tới. Ngoài ra, kỹ năng thông dịch bản văn của ngài, lòng nhiệt tâm bảo vệ và đôi khi tính khắc khe của ngài đối với chân lý Kitô giáo, chủ trương đời sống khổ hạnh và kỷ luật ẩn tu nghiêm khắc, với chuyên môn như người linh hướng bao dung và nhạy cảm, tất cả những điều này khiến ngài trở thành một nhân vật liên quan lâu dài đối với chúng ta, những Kitô hữu của thế kỷ XXI, kể từ mười sáu thế kỷ sau khi ngài giã từ dương thế.
Bản dịch này cho Lm. Xuân Hy Vọng chuyển ngữ từ bản văn tiếng Anh (Apostolic Letter Scripturae Sacrae Affectus of the Holy Father Francis on the Sixteen Hundredth Anniversary of the Death of Saint Jerome)
Tác giả cuốn sách “Thừa Tác Viên Phúc Âm” luôn khởi đầu bằng Lời Chúa, và chỉ sau khi suy niệm, cầu nguyện thâm sâu thì mới chia sẽ những suy tư của bản thân về các chủ đề khác nhau. Thiết nghĩ, cách thức này rất thích hợp cho chúng ta khi bàn thảo đề tài “cảm thức về tội lỗi”. Và thật sự, đây cũng là lời mời gọi mở đầu trong Nghi Thức Sám Hối:
17 (...) Qua Lời Chúa, Ki-tô hữu lãnh nhận ánh sáng hầu nhận ra tội lỗi của mình và cũng được mời gọi hoán cải, tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa.
Trong lịch Phụng Vụ của Giáo Hội Công Giáo, hầu như trong thánh lễ Misa nào cũng có mừng kính thánh này, thánh kia, có ngày có tới 4, 5 vị thánh; tuy nhiên vẫn chưa thể mừng hết được.
Bởi chưng chỉ trong danh sách những vị được Giáo Hội phong hiển thánh không thôi thì con số đã lên tới hơn 10 ngàn vị, mà mỗi một năm chỉ có 365 ngày, cho nên không thể nào mừng kính tất cả các thánh từng ngày trong suốt năm được.
Hơn nữa, còn rất nhiều vị thánh tử đạo ở khắp nơi trên thế giới, bên Trung Quốc, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản,… chưa được Giáo Hội ghi tên vào sổ bộ các Thánh,. Ngoài ra còn rất nhiều vị thánh thuộc nhiều giai tầng khác nhau nữa mà Giáo Hội không biết hết được, dù rằng trước mặt Thiên Chúa các ngài đã là thánh. Chính vì thế mừng toàn thể Chư Thánh trên Thiên Quốc, cả những vị thánh vô danh, tức là những vị thánh chưa được ai biết đến, vào ngày 1.11 là trọn tình vẹn nghĩa nhất.
Vậy đâu là ý nghĩa đích thực mà Giáo Hội muốn hướng tới khi mừng lễ kính Các Thánh Nam Nữ hôm nay? Thiết nghĩ ít là có 3 ý nghĩa sau đây:
Thông thường, người Công Giáo có thể nhận được ơn toàn xá và nhường lại cho các tín hữu đã qua đời trong tám ngày đầu tiên của tháng Mười Một.
Ấn bản mới nhất của Enchiridion Indulgentiarum (Cẩm nang về ơn xá) cho chúng ta biết cách thức như sau:
Khoản 29:
Triệt 1 quy định rằng: Một ơn toàn xá, chỉ áp dụng cho các linh hồn trong luyện ngục, được trao cho các tín hữu nào:
a) Thăm viếng một nghĩa trang và cầu nguyện với lòng mộ mến, dù chỉ trong trí thôi cũng đủ, cho người quá cố vào mỗi ngày, bất kỳ ngày nào từ mùng 1 đến mùng 8 tháng 11.
b) Viếng một nhà thờ hoặc một nhà nguyện và đọc một kinh Lạy Cha, và một Kinh Tin Kính vào ngày lễ các linh hồn (hoặc, theo quyết định của đấng bản quyền, vào ngày Chúa Nhật trước hoặc sau đó, hoặc vào ngày lễ trọng kính các thánh nam nữ.)
Khi hai anh em Aaron và Môisê chết, dân Do Thái than khóc suốt 30 ngày. Dòng lệ tuôn trào đó được coi như những lời cầu khẩn cho hai vị quá cố.
Cầu nguyện cho người chết 30 ngày là tục lệ đã ăn sâu vào người Do Thái. Thánh kinh nói cho họ biết là người chết được khóc 1 tháng mới đoạn tang.
Giáo hội Công Giáo, từ thời các thánh Tông đồ đã khuyến khích việc tang chế và cầu nguyện này trong 30 ngày cho người quá vãng.
Đó là gốc tích tháng Các Đẳng Linh Hồn.
Thánh Giáo hoàng Grêgôriô long trọng hoá tháng này bằng sắc chỉ dâng 30 thánh lễ cho người qua đời.
Đức Inôxăng ban nhiều ân xá phong phú hoá thánh nguyệt.
Các tu sĩ dòng Biển Đức lấy tháng này và các thánh lễ này như là thực hành hết sức công hiệu để giải thoát cho các linh hồn.
Các Đức Giáo hoàng Biển Đức XIII và XIV khuyến dụ mọi giáo dân thi hành các việc đạo đức này.
Các thánh đã nêu gương tôn kính các đẳng linh hồn. Ở Roma, người ta còn ghi một kỷ niệm cảm động của thánh Bênađô đối với những người đã mệnh một. Tại đại lộ Ostie, nơi thánh Phaolô tử đạo, thánh Bênađô đã dâng thánh lễ cho những người đã qua đời. Ngài ngất trí và thấy một cái thang bắc từ đất lên trời và các linh hồn leo thang lên Thiên Đàng nhờ lời cầu nguyện của thánh nhân.
Trích Sách Tháng các Linh Hồn
Nguồn: http://phuda.net/goc-tich-thang-cac-dang-linh-hon/
Page 7 of 20