I. Tóm tắt lịch sử:

Tín điều về 'Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội' được trải qua một tiến trình dài để được Giáo Hội công nhận, bắt đầu từ thế kỷ thứ I thì có nhiều cuộc tranh luận thần học giữa các nhà thần học trong Giáo Hội, mãi cho đến thế kỷ thứ XIX nhờ ánh sáng của Chúa Thánh Linh qua Thánh kinh và Thánh truyền, Giáo hội đã đính thêm viên bích ngọc “Vô nhiễm” sáng chói trên vương miện Thiên Mẫu của Mẹ Maria.

Ngày 8-12-1854, tại đại đền Thánh Phêrô, trước mặt 54 Hồng y, 42 Tổng Giám mục, 92 Giám mục, 300 các viên chức sắc gồm cả ngoại giao đoàn, cùng với chừng 50,000 linh mục, tu sĩ, và giáo dân từ nhiều quốc gia, Đức Piô IX trịnh trọng tuyên bố thông điệp bất hủ “Ineffabilis Deus”, và với một giọng cương quyết oai nghiêm, ngài tuyên tín: “Do uy quyền của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và của riêng Ta, Ta xác nhận, tuyên ngôn và định tín rằng: Rất Thánh Trinh Nữ Maria từ phút đầu thai đã được gìn giữ Vô nhiễm khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, do đặc ân của Thiên Chúa toàn năng, nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu chuộc nhân thế. Tín lý này đã được Thiên Chúa mạc khải. Do vậy, tất cả mọi tín hữu phải tin kiên vững”.

Mỗi mùa Giáng Sinh về, khắp đó đây Hang đá Bê Lem được trang trí, được dựng lên với muôn kiểu, với nhiều chất liệu, màu sắc khác nhau rất đẹp tùy vào quan niệm, truyền thống văn hóa mỗi nơi. Nhưng tất cả đều diễn tả mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh.

Đặc biệt là người tín hữu thì khi mừng đại lễ Giáng Sinh không bao giờ thiếu Hang Đá Bê Lem được dựng lên cách công phu, đẹp mắt tại Giáo Xứ và ở gia đình. Hang Đá đã luôn gắn liền với biến cố Giáng Sinh của Chúa Gêsu.

Thế nhưng chúng ta có thật sự hiểu hết nguồn gốc và ý nghĩa của Hang Đá Bê Lem mà mỗi năm chúng ta mừng và kính viếng hay không. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Ý nghĩa, tập tục và tinh thần Mùa Vọng trong năm Phụng Vụ của Giáo Hội Công Giáo

 1. Tại sao gọi là Mùa Vọng? 

- Mùa Vọng dịch từ tiếng La tinh "Adventus", có nghĩa là "đến". Vọng là mong đợi, mong chờ điều sắp đến. 

 2. Ý nghĩa Mùa Vọng là gì?

+  Nhắc ta nhớ lại thời gian dân Do thái mong đợi Đấng Messia (Chúa Kitô) đến để "giải phóng" dân Israel khỏi ách tội lỗi cách đây hơn 2000 năm.

+  Chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế.

+  Dọn lòng mừng kỷ niệm lễ Chúa Giáng sinh.

+ Mỗi người cần "tỉnh thức, sẵn sàng" đón Chúa đến vào ngày tận thế đời mình (giờ chết), để Chúa đưa mình về Nước Chúa muôn đời.

Một xã hội huynh đệ là một xã hội cổ võ giáo dục hướng đến đối thoại để loại bỏ “con virus của chủ nghĩa cá nhân cực đoan” (105) và giúp chúng ta cống hiến nhiều hơn. Khởi đi từ sự trợ giúp của gia đình và từ “sứ mạng giáo dục đầu tiên và thiết yếu” của gia đình (114). Một cách cụ thể, có hai ‘phương tiện’ để hiện thực hoá hình thức xã hội này, đó là: lòng tốt, nghĩa là muốn điều tốt cho tha nhân cách cụ thể (112), và sự liên đới, hướng đến người đau khổ và được thể hiện qua việc phục vụ con người chứ không phải là các ý thức hệ, tranh đấu chống lại nghèo đói và bất công (115). Quyền được sống đúng với nhân phẩm là điều không thể bị từ chối đối với bất cứ ai, ĐTC khẳng định, và bởi vì lợi ích không có ranh giới, không ai có thể bị loại trừ, bất kể người đó được sinh ra ở đâu (121). Trong cái nhìn này, ĐTC gợi nhắc việc suy tư về “một nền đạo đức cho các mối quan hệ quốc tế” (126), bởi mỗi quốc gia cũng là của người khác và tài nguyên quốc gia đó không thể bị từ chối cho những ai đang cần đến dù người đó đến từ nơi khác. Do vậy, quyền lợi tự nhiên đối với tài sản riêng là thứ yếu so với nguyên lý phổ quát là tạo vật được trao tặng cho thế giới (120). Thông điệp cũng nhấn mạnh đến vấn đề nợ công, khẳng định lại nguyên lý rằng đây là điều phải thanh toán nhưng làm sao để không ảnh hướng đến sự phát triển của những nước nghèo nhất (126).

Bản dịch do Lm. Xuân Hy Vọng chuyển ngữ.

Hôm thứ Bảy 3/10 vừa qua tại Assisi, ĐTC đã ký một thông điệp mới “Fratelli tutti – Tất cả anh em” mà ngài gọi là một thông điệp xã hội. Trong đó, Tình huynh đệ và tình bạn hữu là những phương thức được ĐTC gợi ý để xây dựng một thế giới tươi đẹp, công bằng và hoà bình hơn, cùng với nỗ lực của tất cả các dân tộc cũng như các tổ chức. Cùng nhau nói không với chiến tranh và vấn nạn toàn cầu hoá của sự thờ ơ. Thông điệp ra đời trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ĐTC bày tỏ: “đây là điều khiến ngài đau buồn trong khi soạn thảo tài liệu này”. Nhưng bối cảnh y tế toàn cầu chỉ ra rằng “không ai sống sót một mình” và đây thực sự là lúc “mơ về một nhân loại duy nhất” nơi đó tất cả chúng ta là “anh em của nhau” (7-8).

Bản dịch do Lm Xuân Hy Vọng chuyển ngữ.