1. Nguồn gốc 

-Lễ CÁC THÁNH AI HÀI là lễ kính nhớ các hài nhi bị nhà vua Hêrođê giết hại sau sự ra đời của Chúa Giêsu.

- Các thánh Anh Hài là câu chuyện được ghi lại trong Kinh Thánh Tân Ước đề cập đến vụ thảm sát do Herodes Đại vương (Hêrôđê Cả) - vị vua người Do Thái được Đế quốc La Mã bổ nhiệm cai trị tỉnh Iudaea - thực hiện trong xứ thuộc quyền mình. Theo Phúc Âm Mátthêu, sau khi nghe tin từ các nhà chiêm tinh học cho biết có một vị vua người Do Thái mới được sinh ra ở Bê Lem, và sau khi bị các nhà chiêm tinh lừa không chỉ chỗ Hài Nhi Giêsu cho mình, thì Hêrôđê đã tức giận và ra lệnh giết tất cả các bé trai sơ sinh từ hai tuổi trở xuống trong làng Bethlehem (Bêlem), với hy vọng là trong số đó có Hài Nhi Giesu vừa mới sinh ra cũng bị giết, vua sợ đứa trẻ ấy chiếm ngôi vua của mình (Mt 12, 15 -17).

Còn năm ngày nữa là đến lễ Giáng Sinh, xe cộ chật ních ngoài bãi xe trung tâm thương mại, trong siêu thị người ta chen nhau mua sắm. Chân mỏi rã rời, đầu nóng bừng bừng ... vì tôi có cả một danh sách dài những người cần tặng quà. Tôi biết dù không thiếu gì nhưng họ sẽ bị tổn thương nếu không nhận được quà của tôi. Cuối cùng tôi cũng tìm được tất cả những gì mình cần mua.
Đợi xếp hàng trả tiền trước tôi là hai đứa bé, bé trai khoảng mười và bé gái cỡ năm tuổi. Cậu bé trai mặc cái quần Jean cũn cỡn, đôi giày rộng và thủng nhiều lỗ, tay cầm mấy tờ giấy bạc nhàu nát. Đứa bé gái cũng chẳng hơn thằng anh nhưng tay lại cầm đôi giày màu vàng thật đẹp. Đến lượt trả tiền, cô bé gái cẩn thận đặt đôi giày lên quầy như thể đó là một kho tàng.
Biết đôi giày giá sáu đồng, cậu bé trai đếm lại tiền, cả những đồng xu trong túi, nhưng tất cả chỉ có ba đồng thôi. Nó buồn bã nhìn em gái rồi nói: "Không đủ tiền em ạ, mai mình sẽ trở lại". Đứa em gái bật khóc rồi mếu máo: "Nhưng Chúa Giêsu thích đôi giày này mà !". Thằng anh năn nỉ: "Anh sẽ làm thêm, đừng khóc nữa, mai ta trở lại".
Nghĩ rằng sự chờ đợi của hai đứa trẻ đáng được thưởng, và dù sao mỗi năm cũng chỉ có một Lễ Giáng Sinh ... tôi bèn đưa cho người thu ngân ba đồng.
Thình lình vòng tay nhỏ ôm lấy tôi và có tiếng thì thào: "Cháu cám ơn ông". Tôi hỏi lại: "Sao cháu biết Chúa Giêsu thích đôi giày này ?" Cậu anh đáp: "Mẹ cháu đau nặng, sắp về trời. Ba cháu nói mẹ sẽ đi trước Lễ Giáng Sinh ở với Chúa Giêsu". Đứa bé gái chen vào : "Thày dạy giáo lý của cháu bảo con đường dẫn về trời được lát bằng vàng như đôi giày này. Mẹ cháu sẽ đẹp biết chừng nào nếu được đi trên con đường như thế".
Xót xa khuôn mặt đẫm nước mắt của cô bé, tôi thầm cảm tạ Chúa đã gởi hai thiên thần nhỏ này đến nhắc tôi về tinh thần trao ban, tôi nói: "Chắc chắn mẹ cháu sẽ đẹp lắm".


Giáng Sinh là trao ban !
Nhưng dĩ nhiên không chỉ là gởi một tấm thiệp, tặng một món quà, mà chính là trao ban tấm lòng của mình như Chúa Giêsu đã tự trao hiến cho nhân loại. Thiếu tình thương thì mọi quà tặng đều vô nghĩa, trống rỗng.
Trao ban thật là trao ban cho đến khi cảm thấy bị hư hao, mất mát. Để trao ban được như thế, phải ra khỏi bản thân đến độ quên mình, vô vị lợi và không mong sự đáp trả nào.


Bạn ơi, bạn nghĩ sao đây ?

 

Nguồn: http://www.memaria.org/

Trong quyển sách mới nhất “Một thời để thay đổi”, Đức Phanxicô viết với nhà báo người Anh Austen Ivereigh, ngài đề cập đến nhiều vấn đề xã hội và giáo hội. Coronavirus, vị trí phụ nữ, phá thai, lạm dụng, và cả vấn đề người Duy Ngô Nhĩ … Hãng tin I. Media chọn 20 câu trích dẫn chính.

1- Giáo hội đối diện với cách ly

“Tôi thực sự ấn tượng với cách mà rất nhiều người trong Giáo hội phản ứng trước đại dịch khi đi tìm những hình thức gần gũi mới với mọi người mà vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách xã hội […]. Đây là thời kỳ Giáo hội buộc phải chia cắt, nhưng cũng là thời điểm chúng ta có thể đến với nhau theo những cách mới mẻ và sáng tạo với tư cách là con dân của Chúa”.

2- Chống lại phân biệt chủng tộc và tâm lý loại trừ

“Chúa Giêsu thách thức tâm lý mà trong trường hợp xấu nhất dẫn đến việc dùng các thuật ngữ phân biệt chủng tộc, điều này là xem thường những người không thuộc vào một nhóm đặc biệt, mô tả người di cư như mối đe dọa và dựng lên các bức tường để thống trị và loại trừ”.

fr.aleteia.org, Linh mục Christian Venard, 2020-12-14

Bằng cách xác nhận vị trí trọng tâm của Thánh Giuse trong lịch sử Cứu độ, Đức Phanxicô cho thấy cách Chúa chọn quyền lực sáng tạo của những người khiêm nhường nhất để lật ngược lô-gic áp đảo của sức mạnh và quyền lực.

Đức Phanxicô không làm chúng ta ngạc nhiên. Thường được Giáo hội cũng như các phương tiện truyền thông quốc tế lớn cho là người đứng đầu chủ nghĩa tiến bộ, ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, ngài công bố tông thư Trái tim Người cha, Patris Cord nhân kỷ niệm 150 năm ngày tuyên bố Thánh Giuse là thánh bảo trợ Giáo hội hoàn vũ, nêu bật một trong những tấm lòng kính mến “xưa” nhất của đức tin công giáo, được đánh dấu qua tinh thần Xuân bích vào cuối thế kỷ 19!

Chúng ta phải thừa nhận, từ cuối Công đồng Vatican II, lòng tôn kính Thánh Giuse đã không được nói đến nhiều trong Giáo hội công giáo Pháp. Dù vậy Đức Phanxicô đã nhắc, Thánh Giuse trong quá trình đức tin của các vị tiền nhiệm của ngài, những người đã “đào sâu thông điệp được các Phúc âm truyền lại để làm nổi bật hơn nữa vai trò trọng tâm của Thánh Giuse trong lịch sử cứu độ: Chân phước Piô IX đã tuyên bố Thánh Giuse là Đấng Bảo trợ Giáo hội công giáo, Đức Piô XII đã phong Thánh Giuse là Đấng Bảo trợ của người lao động, và Thánh Gioan-Phaolô II phong ngài là Đấng bảo vệ Chúa Cứu thế. Giáo dân thì cầu bàu với ngài như Thánh bảo trợ cho ơn chết lành.”

Hôm thứ ba ngày 8 tháng 12, Lễ Trọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã công bố Năm Thánh Giu-se nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thánh nhân được tuyên phong là quan thầy của Giáo hội Hoàn vũ. Năm Thánh sẽ bắt đầu ngay từ ngày 8 tháng 12 năm 2020 và kết thúc vào ngày 8 tháng 12 năm 2021, theo một Sắc lệnh đã được Đức Thánh Cha ủy quyền cho Tòa Ân Giải Tối Cao công bố.

Sắc lệnh cho biết Đức Phan-xi-cô đã thiết lập Năm Thánh Giu-se để “mọi thành phần tín hữu theo gương thánh nhân có thể củng cố đời sống đức tin hằng ngày của họ trong việc hoàn thành thánh ý Chúa”.

Sắc lệnh nói thêm rằng Đức Thánh Cha đã ban các ân xá đặc biệt để đánh dấu Năm Thánh này.