A. Thánh Giuse thinh lặng

Đọc Phúc Âm để tìm hiểu thánh Giuse, tôi thấy một bầu khí âm thầm bao phủ Ngài. Có một chọn lựa khiêm nhường trong bầu khí đó. Khiêm nhường ấy đầy khó nghèo và khôn ngoan.

Ngắm nhìn các ảnh tượng thánh Giuse, tôi thấy lòng sùng kính các nơi dành cho thánh Giuse thực rất phong phú và đa dạng.

Nhưng năng lui tới thánh Giuse trong đời sống hằng ngày, nhất là qua các giờ phút cầu nguyện, gẫm suy, tôi thấy thánh Giuse rất gần gũi, rất sống động, nhất là rất dễ thương. Có một điểm dễ thương nơi Ngài đã gây ấn tượng sâu sắc nơi tôi, đó là sự thinh lặng của Ngài.

Sự thinh lặng của Ngài là trường dạy tôi về tu đức, mục vụ và truyền giáo. Tôi gọi đây là sự thinh lặng thánh. Bởi vì không phải thinh lặng nào cũng tốt cả. Ai cũng biết có vô số thứ thinh lặng tiêu cực. Như thinh lặng vì kiêu căng. Thinh lặng vì lập dị. Thinh lặng vì dốt nát. Thinh lặng vì sợ sệt. Thinh lặng vì bất cần. Thinh lặng vì dửng dưng. Thinh lặng vì hờn giận. Thinh lặng vì ích kỷ vv... Trái lại, sự thinh lặng của thánh Giuse là một hoạt động thường xuyên tích cực.

1. Trước hết sự thinh lặng của thánh Giuse tích cực ở chỗ Ngài luôn vâng phục đức tin.

Thiên Chúa không những luôn trao ban cho chúng ta cách dồi dào, mà Ngài còn ban tặng cho chúng ta mọi lúc và mọi nơi! Sự tốt lành của Ngài thể hiện phong phú nhất trong Nhiệm Thể của Ngài là Giáo Hội
 
Thiên Chúa không những luôn trao ban cho chúng ta cách dồi dào, mà Ngài còn ban tặng cho chúng ta mọi lúc và mọi nơi! Sự tốt lành của Ngài thể hiện phong phú nhất trong Nhiệm Thể của Ngài là Giáo Hội và cụ thể là trong Năm Phụng vụ của Giáo Hội.

Làm sao để tìm kiếm Thiên Chúa?

Chúng ta rất dễ hiểu lầm điều này. Chúng ta luôn mãi tìm kiếm Thiên Chúa, dù cho hầu hết không nhận ra như thế. Thường thì chúng ta nghĩ tìm kiếm Thiên Chúa là cuộc tìm kiếm có ý thức về mặt tôn giáo, một việc mà chúng ta làm theo khía cạnh tâm linh cuộc sống của mình. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ như sau: Tôi có cuộc sống bình thường và có những mưu cầu của tôi, và nếu có lòng, tôi sẽ thực hiện sự mưu cầu về tôn giáo và tâm linh qua cầu nguyện, suy niệm và giữ đạo để có thể biết Thiên Chúa. Đáng tiếc thay, đây là một hiểu lầm tai hại. Cuộc truy cầu bình thường của chúng ta để tìm kiếm ý nghĩa, sự viên mãn, và thậm chí là khoái lạc, thật ra đều là cuộc truy cầu Thiên Chúa.

Trong cuộc đời, chúng ta tự nhiên tìm kiếm những gì? Theo lẽ tự nhiên, chúng ta tìm kiếm ý nghĩa, tình yêu, người tri kỷ, tình bạn, tình cảm, viên mãn tình dục, tầm quan trọng, sự công nhận, kiến thức, sáng tạo, vui chơi, hài hước và hoan lạc. Tuy nhiên, chúng ta lại thường không xem những mưu cầu này là tìm kiếm Thiên Chúa.  Khi mưu cầu những thứ này, chúng ta hiếm khi xem chúng là cách để tìm kiếm Thiên Chúa. Chúng ta nghĩ mình đơn giản chỉ đang tìm kiếm hạnh phúc, ý nghĩa, sự viên mãn và hoan lạc, và cuộc tìm kiếm Thiên Chúa là một việc phải thực hiện theo cách khác, và phải được thực hiện qua những việc thực hành tôn giáo rõ ràng.

Ngày 11 tháng 11 năm 2020, Lễ nhớ Thánh Mactinô thành Tua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Sứ điệp mùa Chay 2021 với chủ để: “Mùa Chay: Thời gian làm tưới mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu.” Sau đây là bản dịch Việt ngữ của Ban dịch thuật HĐGMVN.

“Này chúng ta lên Giêrusalem” (Mt 20,18) 

Mùa Chay: Thời gian làm tươi mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu 

Anh chị em thân mến,

Khi loan báo cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người để hoàn thành Thánh ý Cha, Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đệ ý nghĩa sâu sắc nhất về sứ mạng của Người và mời gọi họ chia sẻ sứ mạng này để cứu độ thế giới.

Lễ Hiển Linh được cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ hai sau lễ Giáng Sinh, là một trong những lễ trọng lâu đời nhất trong niên lịch Kitô giáo. Được nhiều người biết đến với tên gọi là lễ Ba Vua, và do các truyền thống đi kèm, lễ này chủ yếu cử hành việc Đức Kitô Cứu Thế xuất hiện, tỏ mình cho thế gian, với tư cách là Thiên Chúa, Con Người và là Vua. Lễ Hiển Linh cử hành biến cố ba nhà đạo sĩ đến thờ lạy Chúa Hài Đồng (Mt 2, 1-12)

1. Nguồn gốc

Lễ Hiển Linh có nguồn gốc là một ngày lễ cổ xưa của người Kitô giáo tương tự với ngày lễ Giáng Sinh, như các nghi lễ được cử hành tại Giêrusalem vào cuối thế kỷ thứ IV và đầu thế kỷ thứ V đã chứng minh: vào buổi chiều ngày 5 tháng Giêng, vị giám mục cùng với hàng giáo sĩ và giáo dân đến Giêrusalem. Sau buổi cầu nguyện, người ta đi thành đoàn rước đến hang đá Giáng Sinh để công bố đoạn Tin Mừng về sự hạ sinh của Đức Kitô. Sau đó là cuộc canh thức dài kết thúc bằng một thánh lễ vào những giờ đầu tiên trong ngày với bài đọc Tin Mừng về các Đạo Sĩ đến thờ lạy Chúa. Rồi người ta vừa hát bài Benedictus vừa quay trở lại Giêrusalem để cử hành một thánh lễ trọng thể nữa tại Vương Cung Thánh Đường Mộ Thánh.

Từ Đông phương, lễ Hiển Linh lan sang Châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ IV và được nói đến lần đầu tiên tại xứ Gaule vào năm 361; ngược lại, Đông phương cũng đã chấp nhận ngày lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng Chạp. Đến cuối thế kỷ này, hầu hết các Giáo Hội đều cử hành hai ngày lễ trọng bổ túc cho nhau này.