1. Lễ CTT hiện xuống là Lễ gì?
Là một ngày lễ lớn đối với người Kitô giáo, được cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ VIII sau Lễ Phục Sinh, tức là ngày thứ 50 trong mùa Phục Sinh, tên gọi của ngày lễ này trong tiếng Hy Lạp là πεντηκοστὴ ἡμέρα - pentēkostē hēméra cũng mang nghĩa ngày thứ năm mươi. Chính vì thế nên Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống còn được gọi với tên khác là Lễ Ngũ Tuần (ở đây tuần được tính là khoảng thời gian mười ngày). Ngày này thường rơi vào khoảng thời gian từ mùng 10 tháng 5 (sớm nhất) cho tới 13 tháng 6 (thời điểm muộn nhất).
2. Lịch sử ngày lễ CTT hiện xuống thế nào?
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là một trong những ngày lễ cổ xưa nhất của Giáo hội được đề cập trong sách Công vụ Tông đồ (20:16) và Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô (16: 8). Chúa Nhật Hiện Xuống diễn ra sau lễ Phục Sinh 50 ngày.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Tháng Hoa để sống trọn tâm tình với Mẹ Maria nhé
1. Nguồn gốc
Vào những thế kỷ đầu, hàng năm, khi tháng Năm về, người Rôma tôn kính sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên bằng những cuộc tổ chức gọi là những ngày lễ tôn kính Hoa là Nữ thần mùa Xuân.
Các tín hữu Công giáo trong các xứ đạo đã thánh hóa tập tục trên. Họ tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng phong phú.
Có nơi người ta tổ chức các cuộc "Rước xanh". Người ta đi cắt các cành cây xanh tươi đang nở hoa, đưa về trang hoàng trong các nhà thờ và đặc biệt các bàn thờ dâng kính Đức Mẹ. Các thi sĩ cũng như các thánh đua nhau sáng tác những bài hát, bài giảng ca tụng những ngày lễ đó cũng như ca tụng Đức Mẹ.
Đến thế kỷ 14, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã dâng lên Đức Mẹ những việc tôn kính đặc biệt và lấy hoa trang hoàng tượng Đức Mẹ.
1. Tên gọi
Tam Nhật Thánh, Tam Nhật Vượt Qua, Tam Nhật Phục Sinh
Đó là trung tâm điểm của đức tin: Sự Chết và Sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô.
2. Tam Nhật Thánh là những ngày nào?
Được bắt đầu từ chiều thứ Năm Tuần Thánh và đến suốt chiều Chúa Nhật Phục Sinh.
3. Ý nghĩa của Tam Nhật Thánh
Tuần Tam Nhật là “3 trong 1”, mang duy nhất một ý nghĩa mừng cái chết và sống lại của Đức Kitô (được gọi là Mầu nhiệm Vượt qua).
- Vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, với Thánh lễ Tiệc Ly chiều nay, Tam Nhật Vượt Qua được bắt đầu, nhằm tưởng niệm cuộc Thương Khó, Sự Chết và cuộc Phục Sinh của Đức Kitô, là tột đỉnh của công trình cứu độ mà Ngài đã thực hiện. Mầu nhiệm nền tảng được tưởng nhớ trong Thánh Lễ này là việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Thiên Chức Linh Mục và lệnh truyền của Chúa về tình huynh đệ.
- Trong Thứ Sáu Tuần Thánh, Giáo Hội cử hành cái chết vinh quang của Chúa. Tường thuật của Thánh Gioan diễn tả cuộc thương khó của Chúa Giêsu không là một sự thất bại, nhưng là một chiến thắng. Nghi Thức Tôn Thờ Thánh Giá nhắc nhở chúng ta trong điệp ca khởi đầu rằng: “Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Thánh Giá Chúa, chúng con ngợi khen và tôn vinh Chúa đã sống lại vì nhờ cây Thánh Giá, tất cả thế giới đều được vui mừng”.
1. Tên gọi: CHÚA NHẬT THƯƠNG KHÓ hay CHÚA NHẬT LỄ LÁ
2. Tại sao gọi là Lễ Lá?
Chúa Nhật Lễ Lá phát xuất từ việc tưởng nhớ Chúa Giêsu vào Thành Giêrusalem, được dân chúng vừa cầm lá vừa tung hô. Vì thế, Lễ Lá có một nghi thức đặc biệt: giáo dân cầm lá và đi kiệu lá để tôn vinh Thiên Chúa.
3. Phụng vụ có gì đặc biệt?
Phụng vụ ngày nay bao gồm sự kết hợp của hai nghi thức nguyên thủy và những đặc tính riêng biệt, nhưng về cơ bản chúng có sự phối hợp với nhau; các nghi thức ấy, trong lịch sử phụng vụ đã phát triển khác nhau, và luôn luôn tách biệt rõ ràng. Đó là:
- Làm phép và rước lá, như là một sự tôn vinh Chúa Kitô, và công khai tuyên bố vương quyền của Ngài.
- Tưởng niệm cách trọng thể cuộc thương khó và cái chết của Chúa Kitô.
Tội lỗi xấu xa tách rời Thiên Chúa
Tình thương chan chứa che phủ tội nhân
Thánh Mark khổ tu vừa khuyên nhủ vừa giải thích: “Ai đã phạm tội thì đừng thất vọng. Đừng bao giờ. Chúng ta không bị đoán phạt vì số lượng tội lỗi đã phạm, nhưng vì chúng ta không muốn sám hối và học biết những phép lạ của Chúa Kitô.”
Một trong các cặp đôi có thái cực đối lập là Tội và Tình. Trong đó có một khoảng im lặng hoàn toàn, nhưng có khác nhau: Sự im lặng đó nặng nề và ngột ngạt đối với những kẻ lòng lang dạ thú, nhưng lại nhẹ nhàng và thông thoáng đối với những người thiện tâm.
Sự im lặng có thể là vàng – nghĩa là thực sự cần thiết, nhưng cũng có thể là “rác rưởi” vô ích, không cần thiết, thậm chí có thể là “chất độc” vì gây nguy hiểm. Tội trái ngược với Tình, nhưng Tình liên quan mật thiết với Tha Thứ. Các mẫu tự T độc đáo, mà cũng thực sự quan trọng trong cuộc đời chúng ta – đặc biệt đối với các Kitô hữu.
Page 3 of 20