Khi diễn tả hành vi của tình yêu cho người mình thương mến, chúng ta thường trao cho họ những kỷ vật để làm bằng chứng về tình yêu mà mình muốn dâng hiến. Chúa Giêsu cũng vậy, khi Ngài đến trần gian hầu cứu độ con người và biết khi mình sắp trở về với Đấng đã sai mình, Ngài đã yêu thương họ nên đã để lại cho Giáo Hội một bảo chứng nhằm diễn tả tình yêu tuyệt đối của Ngài cho nhân loại, đó là Bí Tích Thánh Thể và đó cũng chính là điều tôi tâm đắc sau khi học xong môn lịch sử ơn cứu độ. 

Phép Thánh Thể là phương thế rõ rệt nhất để tôi được hợp nhất với Chúa Kitô. Khi diễn tả sự hiệp thông Thánh Thể, Giáo Hội khởi đi từ việc nhắc nhở con cái của mình ý thức liên kết với Chúa Giêsu. Khi cùng nhau đón nhận Mình Máu Chúa Kitô, mọi người cũng được liên kết trong cùng một sức sống, được nuôi dưỡng từ một nguồn mạch thần linh, được hiệp thông trong tình yêu. Khi hợp nhất với Ngài, chúng ta được mời gọi hiệp thông với nhau trong mọi chiều kích, nhất là hiệp thông với người nghèo… Vì thế, tôi càng ý thức hơn tham dự Bí tích Thánh Thể trong khuôn khổ Thánh lễ Tạ Ơn là việc vô cùng quan trọng trong đời sống của Giáo Hội và của mọi người tín hữu Chúa Kitô, vì đây chính là “nguồn mạch và chóp đỉnh của tất cả đời sống Kitô giáo” (x. LG, số 11) như Giáo Hội dạy. 

Khi tôi ngồi chầu trước Thánh Thể tôi cảm nhận được Bí Tích Thánh Thể như là một bảo bối tình yêu của Chúa Giêsu giành cho tôi, là lương thực nuôi dưỡng linh hồn tôi, nhưng Bí Tích Thánh Thể đó Chúa không muốn tôi giữ cho riêng mình mà phải biết cho đi, đặc biệt là những người nghèo vì liên đới với người nghèo là sống sự hiệp thông với Thánh Thể. Có không ít người phải từ giã cuộc đời chỉ vì thiếu một gói mì, một ly nước và cũng có những số tiền chi trả cho những cuộc vui chơi

Trong tình yêu quan phòng, Thiên Chúa đã dẫn dắt từng người vào từng cuộc sống khác nhau: người làm nghề này, kẻ thích nghề kia, người lập gia đình, kẻ sống độc thân, người hiến dâng trọn cuộc đời mình cho Chúa... Sự an bài kỳ diệu này, người ta quen gọi là “ƠN GỌI”. Qua lịch sử cứu độ, tôi nhận ra nhiều khuôn mặt được Chúa tuyển chọn cách đặc biệt. Nhưng đối với tôi, Môsê! Là người lãnh đạo tôi yêu mến, thán phục. Chính qua ông tôi cảm nhận được sự quan phòng của Thiên Chúa trong đời của ông và nhờ đó, tôi có dịp đọc lại lịch sử đời mình để rồi tôi cũng nhận ra Thiên Chúa là ai trong cuộc đời tôi. 

Thật là kỳ diệu câu chuyện của cậu bé được công chúa của Pharao vớt lên khỏi nước, được đặt tên là Môsê và được chính dòng sữa mẹ của mình nuôi sống! Thiên Chúa, Đấng Tự Hữu đã hiện ra với ông trong bui gai bốc cháy. Ông nhìn thấy bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi và ông đã tiến lại xem… từ giữa bụi gai Người gọi ông: "Môsê, Môsê!" Ông thưa: "Dạ con đây... Hãy cởi dép ở chân ra, vì chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh". 

Cởi dép ra!… Trên cùng một con đường nhưng khi cởi dép ra người ta có cảm giác rất khác. Và từ việc cởi dép ra, từ sự đáp trả này, từng ngày từng ngày ông từ bỏ ý riêng mình để thực hiện ý Chúa trong suốt cuộc đời còn lại của ông… Tôi và Môsê thật khác nhau trong sự đáp trả. Nhiều lúc đi theo Chúa tôi đặt để điều kiện với Chúa. Tôi muốn Chúa đền bù cho sự từ bỏ của mình và tôi chưa

Nhìn vào dòng đời lịch sử của dân Israel, lịch sử của nhân loại. Tôi nhận ra được tình yêu Thiên Chúa dành cho con người, Thiên Chúa dành cho con người những điều tuyệt đẹp nhất, khi Chúa trao ban cho con người làm bá chủ trái đất và sự tự do. Nhưng con người đã phản bội và quay lưng với Thiên Chúa, dù như vậy, Thiên Chúa vẫn mở rộng lòng thương xót đón từng người một quay trở về. Sau khi được đào sâu môn Lịch Sử Cứu Độ điều tôi tâm đắc nhất là: Dù cho con người lỗi phạm đến đâu, Thiên Chúa vẫn tha thứ và trao ban những “viên thuốc đắng” để chữa lành. Như dân Israel ngày xưa quên lãng và muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống. Thậm tệ hơn nữa đất nước Israel bị phân chia, dân Chúa phải đi “lưu đày” nơi xứ lạ. Như một dấu lặng để dân Chúa nhìn lại cách sống của mình. Phải chăng nơi tôi cũng cần có những chặng đường lưu đày đó? 

Con người được Thiên Chúa yêu thương, khi Thiên Chúa quyết định tạo dựng con người theo giống hình ảnh của Ngài và ban tặng cho người quyền

Sống trên đời, chắc hẳn ai cũng luôn khao khát đi tìm cho mình những điều tốt đẹp, luôn thao thức tìm kiếm cho mình những điều chân thiện mỹ. Thế nhưng, con người ngày nay không dám can đảm để đối diện với những thách đố và khó khăn. Họ không vượt qua con người yếu đuối và bất toàn của mình để đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã hứa ban như xưa dân Do Thái đã không dám vượt qua Biển Đỏ trong hành trình về đất hứa. Và đó cũng là điều mà tôi tâm đắc nhất sau khi học xong môn lịch sử cửu độ. 

Vì sợ hãi và mất tin tưởng vào tình thương của Thiên Chúa mà dân Israen đã không dám vượt qua Biển Đỏ để vào đất Canaan. Họ thà chết và làm nô lệ cho Ai Cập còn hơn là chết trong sa mạc (Xh 13,11-12). Đứng trước sự cứng đầu cứng cổ, lòng chai dạ đá của dân Israen nên Thiên Chúa đã can thiệp bằng cách làm phép lạ Biển Đỏ, cho nước rẽ ra và con cái Itraen đi vào giữa lòng biển khô cạn mà đi qua bên kia sông. Các chiến mã và kỵ binh quân Ai Cập đuổi theo nhưng Thiên Chúa đã cho nước trong lòng biển trở lại như lúc ban đầu và quân Ai Cập không một tên nào sống sót (Xh 14,21-29). 

Qua môn lịch sử ơn cứu độ, điều tôi tâm đắc nhất là ơn gọi của Abraham. Theo tôi nghĩ, ơn gọi là lời của Thiên Chúa kêu gọi rất riêng tư, mỗi người chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi cách khác nhau và chúng ta đáp lại lời mời gọi ấy, làm theo những gì mà Thiên Chúa đã nói cho ta nghe. Cũng giống như tổ phụ Abraham khi xưa, khi nghe được Thiên Chúa kêu gọi, ông đã đáp lại lời mời gọi và dứt khoát rời bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi ấy. Ông không biết mình sẽ đi đến đâu và về đâu, nhưng với một lòng phó thác ông đã lên đường theo lời mời gọi của Chúa (x. St 12, 4-5). Tôi khâm phục đức tin của tổ phụ Abraham! 

Nhờ tổ phụ Abraham đã tin tưởng tuyệt đối vào Chúa và đáp lại tiếng gọi của Ngài nên Thiên Chúa đã ban cho ông ba lời hứa:

- cho một miền đất phì nhiêu.

- cho ông trở thành Cha của nhiều dân tộc.

- cho xuất phát từ dòng dõi cụ một Đấng Cứu Thế.

Cũng nhờ sự tin tưởng ấy nên Thiên Chúa đã ban ơn cứu độ đến với những ai tin vào Người. Tôi nhìn thấy sự tin tưởng của tổ phụ dám đáp lại lời kêu gọi đi đến miền đất xa lạ dù không biết bao giờ mới đến được và điều gì sẽ xảy ra trên đường đi cũng như khi đến nơi đó sẽ như thế nào???