Trên hành trình bước theo Chúa không bao giờ là con đường suôn sẻ, dễ dàng. Ta cảm thấy như bị Thiên Chúa bỏ mặc cho bão táp xô đẩy nhưng thật ra Ngài vẫn có đó. Điều quan trọng là ta có biết tin tưởng và phó thác những bước đường của ta trong tình yêu quan phòng của Chúa với niềm xác tín rằng Thiên Chúa luôn hiện diện và nâng đỡ những ai biết đặt niềm tin tưởng nơi Ngài. Sau khi đã học xong môn “Lịch sử cứu độ” tôi được đánh động qua hình ảnh của Ông Môsê khi đưa dân Israel ra khỏi Ai Cập với tất cả niềm tin mà ông đặt nơi Chúa, ông đã luôn xác tín một điều rằng Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi những người mà Ngài đã tuyển chọn và đã luôn đặt niềm tin của mình nơi Ngài.
Thiên Chúa vì muốn thử thách lòng tin của dân Ngài nên đã soi sáng cho Pharao nhận ra khi trả lại tự do cho dân Israel thì ông ta sẽ không còn nô lệ để phục vụ cho đất nước của ông. Ông liền sai 600 quân lính hùng mạnh nhất đuổi theo dân Israel và bắt họ về làm nô lệ cho đất nước của ông.
Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, để lắng nghe và vâng lời người khác là một điều không dễ. Vì ai ai cũng có một sự kiêu hãnh của cái tôi cá nhân và muốn mình được đề cao trọng vọng trước mặt người đời. Vậy làm sao để có thể khiêm nhu sống cuộc sống tuân phục theo thánh ý Thiên Chúa và những người đại diện Chúa có trách nhiệm trên mình. Đó cũng là điều mà tôi được mời gọi để nhìn lại bản thân khi bước đi trên con đường dâng hiến. Qua hình ảnh ông Áp-ra-ham, một con nguời sống vâng phục tuyệt đối vào Thiên Chúa khi trao phó hoàn toàn mạng sống và tương lai của mình cho Thiên Chúa quyết đinh. Chính qua ông tôi đã học rất nhiều điều để làm hành trang vững bước trên con đường ơn gọi.
Thật vậy, ông Áp-ra-ham là người được Thiên Chúa tuyển chọn để thi hành kế hoạch cứu độ của Người. Ông đã mau mắn đáp lại lời mời gọi của Chúa và dứt khoát rời bỏ tất cả để ra đi, dù không hề biết mình sẽ đi đâu và được những gì. Sự vâng phục đó còn được thể hiện rõ nét nhất qua việc Thiên Chúa đã thử thách Ông khi hiến tế Isaac, một người con duy nhất mà Ông yêu quý và là niềm hạnh phúc nhất đời ông, nhưng vì để đẹp lòng Chúa Ông sẵn sàng hy sinh tất cả tự tay sát tế con mình tuy rất đau khổ và buồn tủi. Điều đó đã đủ để nói lên sự vâng phục của ông theo thánh ý Thiên Chúa, được tháp nhập nên một với ý chí cứu độ của Chúa và trở nên đồng tâm nhất trí với Ngài.
Sau khi học xong lịch sử cứu độ, tôi được trở về quá khứ lịch sử của Hội Thánh, nhìn lại những sự kiện, những cảnh tượng với những con người nổi tiếng từ thời cựu ước cho đến ngày nay. Trong đó có rất nhiều điều khiến tôi tâm đắc, tuy nhiên điều mà tôi tâm đắc nhất đó chính là lỗi lầm và sự hoán cải của vua Đavit.
Đavit nổi tiếng là một vị vua đạo đức,vâng phục, có lòng mến Đức Chúa và được thần khí Chúa ngự vào, một người có tài về quân sự lẫn chính trị, có công thống nhất đất nước và mở mang bờ cõi… Tuy nhiên, ông cũng là một con người yếu đuối nên đã phạm đến hai tội lớn: Ngoại tình và sát nhân. Điều đáng nói ở đây là ông vua này đã biết khiêm tốn nhìn nhận tội lỗi của mình và ăn năn hối cải.
Quả thực, không phải ông vua nào cũng làm được điều này khi trong tay có đầy quyền lực. Đây chính là mẫu gương đặc biệt cho mọi tội nhân, cho những ai đã trót phạm tội kể cả bản thân tôi. Nói đến lỗi lầm của vua Đavit đó chính là thấy bà Bát-se-va vợ của U-ri-gia, một người có nhan sắc tuyệt vời nên ông đã ngoại tình với bà. Lỗi lầm này đã khiến vua phạm đến điều răn thứ bảy trong mười điều răn của Chúa “chớ muốn vợ chồng người”. Chính vì muốn có được bà Bát-se-va làm của riêng mình, vua đã tìm cách đẩy ông U-ri-gia vào con đường chết, đó là lỗi lầm thứ hai mà vua Đavit đã trót phạm vào điều răn thứ năm “chớ giết người”, những hành động đó của vua đã không làm đẹp lòng Thiên Chúa. Qua tiên tri Nathan, Đức Chúa đã dạy dỗ ông: bằng cách lấy một dụ ngôn người giàu và người nghèo để khiển trách vua.
Đavit đã nhận thấy lỗi lầm của mình, đã biết lỗi và ngày đêm vua cầu khẩn Thiên Chúa tha thứ và cầu xin cho đứa trẻ mà bà Bát-se-va sắp sinh ra không phải chết, vua đã ăn chay nhiệm nhặt và khi về nhà ngủ đêm
Lịch sử cứu độ là thời gian để Thiên Chúa thực hiện lời hứa của mình, là ban cho nhân loại một Đấng Cứu Độ hầu dẫn đưa con người đến phúc trường sinh. Tuy rằng, hành trình đó trải qua bao đau thương thử thách nhưng có một điều không bao giờ thay đổi đó là Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương và đồng hành với dân người. Vì yêu thương Người còn ban chính con một của mình đến để hoàn tất lời hứa ấy và cũng chính Người con đó mà nhân loại được hiệp thông vào ơn cứu độ của Người đó cũng là điều mà tôi tâm đắc khi học môn lịch sử cứu độ.
Khi tổ tiên loài người sa ngã vì phạm tội, Thiên Chúa không từ bỏ dân người nhưng vẫn yêu thương và muốn cho con người cũng được dự phần vào hạnh phúc viên mãn nên Người đã hứa ban Đấng Cứu Thế, đấng sẽ giúp nhân loại thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết. Qua cái chết của Người trên cây thập tự đã giúp hóa giải những lỗi lầm xưa của con người và chính Chúa cũng mời gọi mỗi người cùng hiệp thông qua việc tham dự vào các bí tích mà Người đã thiết lập để nhân loại được thưởng nếm trước hạnh phúc Nước Trời và nhờ đó được trở nên con cái của Thiên Chúa. Qua bí tích Thánh Thể -bí tích của tình yêu với thân mình của chính Đức Giêsu Kitô.
Đức tin là môt cuộc “vật lộn”, bởi trong cuộc sống hằng ngày ta phải “vật lộn” rất nhiều chọn lựa, với nhiều cám dỗ để luôn trung thành vâng theo Thiên ý. Lịch sử cứu độ cũng trình bày tại sách Sáng thế một biến cố đặc biệt xảy ra trong lịch sử tổ phụ Gia cóp, đó là việc ông vật lôn với Thiên Chúa. Đây cũng chính là điều mà bản thân tôi tâm đắc nhất sau khi học môn Lịch sử cứu độ:” Tôi sẽ không buông Ngài ra, nếu Ngài không chúc phúc cho tôi” (St 32,27)
Sách sáng thế kể lại biến cố mà Giacóp vật lộn với Thiên Chúa tại nhánh sông Giáp- bốc, đây là một biến cố có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống đức tin và cầu nguyện không chỉ với tổ phụ Giacóp, mà với chính bản thân tôi. Như Sách Thánh trình bày: Giacóp đã chiếm được quyền trưởng nam của người anh song sinh là Êxau khi đổi lấy bát cháo đậu với những mưu mẹo và mánh lới (x. St 25,29-34). Ông đã lừa nhận lời chúc lành của cha mình là Ixaác, lúc ấy đã cao tuổi và mù lòa. Sau khi đã thoát khỏi cơn giận dữ của Êxau, ông đã đến nhà cậu mình là ông Laban. Ở đây, ông là một người lao động không biết mệt nhọc, ông đã lập gia đình và trở nên giàu có ở đây khoảng 20 năm. Sau thời gian dài, ông lại muốn trở lại nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình và ông đã sẵn sàng đối diện với anh mình sau khi đã có những biện pháp khôn khéo để đối đầu. Nhưng khi ông đã sẵn sàng cho cuộc hội ngộ, sau khi đưa những người thân sang bờ bên kia sông thuộc lãnh thổ của anh mình, khi chỉ còn lại một mình ông ở bờ sông thì bất ngờ ông bị tấn công bởi một người lạ mặt và hai bên vật lộn nhau suốt đêm….
Chính nhờ cuộc vật lộn tay đôi với người là đã giúp ông có được một cảm nghiệm đặc biệt về Thiên Chúa (x. St 32, 23-33). Cuộc vật lộn đã trở thành khúc quanh quan trọng trong cuộc đời của Giacóp. Trước đây, ông đã dựa vào những mánh khóe, những khả năng tự nhiên của mình để xoay xở, nhưng bây giờ ông phải đi theo sự hướng dẫn của thần linh, sự phù trợ và sự chúc lành của Thiên Chúa, sẽ giúp ông thành công qua lời cầu khẩn. Tôi nghiệm ra rằng: Thiên Chúa chỉ ban sức mạnh khi tôi can đảm chiến đấu đến cùng với thách thức để được thấy dung nhan Chúa hiện diện trong cuộc đời. Đêm của Gia cóp “vật lộn” với Chúa dạy tôi về một đêm cầu nguyện, chỉ có bám vào Chúa thì mới được cải hóa, xin Chúa ban phúc lành và sẽ được gọi tên mới, một thực tại mới như là hoa trái của việc nhìn nhận sự yếu đuối bản thân và trông cậy lòng nhân hậu của Người.
Thật vậy, trong hành trình đức tin và cầu nguyện, cuộc “vật lộn” nào cũng phải trải qua sự vất vả nhọc nhằn, nhưng nếu kiên trì tôi mới được Chúa đặt cho tên mới, trao cho một căn tính mới, một sứ mạng mới, biến đổi thành con người mới, con người của Tin Mừng. Nếu tôi không “vật lộn”, tôi sẽ không thể nào có được kinh nghiệm chiều sâu nội tâm. Một khi không đạt được điều đó, cuộc sống của tôi trở nên cằn cỗi và mất định hướng, tôi sẽ không còn thấy Chúa trong cuộc sống thường hằng nữa. Cuộc sống mà Chúa ban tặng cho người kiên trì biết bám vào Chúa tới cùng sẽ là cuộc sống luôn có Chúa đồng hành.
Tiền Tập, Anna Ngô Thị Thanh Vân - TD Tây Nguyên
La Sơn hè năm 2020
Page 7 of 21