Khi nói về người môn đệ ta thường hiểu đó là người đi theo Thầy Giêsu, là người Đức Giêsu yêu mến. Chính tình yêu của Đức Giêsu đã mời gọi mọi người trở thành môn đệ của Ngài. Ta có thể thấy ở đây không đề cập đến tên của một ai nhưng là nói chung, chính là muốn nói đến người môn đệ là khuôn mẫu của mọi môn đệ Đức Giêsu, được Ngài trao phó cho Đức Maria chăm sóc. Không chỉ những người sống ơn gọi mới là môn đệ Đức Giêsu, nhưng đó là tất cả những ai tin và đi theo Đức Giêsu, đều được trở nên người môn đệ Chúa yêu, và người môn đệ đó được diễm phúc gọi Đức Maria là Mẹ của mình. Qua đó cho ta thấy được, chúng ta được Chúa yêu thương như thế nào.
Là người bước theo Chúa Giêsu trong ơn gọi đời sống thánh hiến, ta cần phải sống xứng đáng hơn để trở nên môn đệ Chúa yêu. Để được Chúa yêu thương, ta cần sống như Chúa đã sống, đó là sống hiến trao cả cuộc đời cho Thiên Chúa, cho tha nhân, sống quên mình để phục vụ hết tất cả mọi người. Phải mang lấy sự sống của Chúa và trao ban sự sống ấy cho tất cả con cái Thiên Chúa. Sống theo Lời Chúa dạy và là tấm gương sáng để phản ánh lại khuôn mặt Thiên Chúa nhân ái, bao dung với hết mọi người. Luôn sống trung thành với Chúa và ý thức rằng chính Chúa đã yêu ta và đưa ta vào mối tình với Ngài. Nếu ta sống trọn vẹn những điều ta đã nhận lãnh nơi Thiên Chúa thì lúc đó ta mới thật sự xứng đáng là người môn đệ Chúa yêu thương, và xứng đáng gọi Thiên Chúa là Cha.
Maria Ngọc Yến
Tiền tập-TD Cù Lao Giêng
Chiều thu...
Những cơn gió thoảng nhè nhẹ thổi làm gợn sóng mặt hồ yên tĩnh... Những chú cá con giật mình vẫy đuôi tạo nên những đợt sóng tròn tròn lan ra mãi, hòa vào nhau rồi biến mất...
Cơn gió thoảng qua làm những lá cỏ phất phơ nhè nhẹ như một thiếu nữ đang tuổi xuân mơn mởn, nửa muốn hòa theo làn gió, nửa lại còn e ấp, chưa dám...
Những chú ong, bướm cũng hòa theo làn gió về nhẹ vờn trên những nụ hoa hãy còn e ấp, dè dặt...
Và đâu đó, trong không gian bao la êm đềm ấy vang lên tiếng lá lao xao, xào xạc của những cây trong vườn. Có lúc du dương như những điệu đàn, như một bản giao hưởng vô cùng tận mang nhiều cung bậc cảm xúc, có lúc lại như một lời thì thầm, thủ thỉ tâm tình cho nhau nghe một câu chuyện dài, câu chuyện về cuộc đời của một trong số rất nhiều cây trong vườn này. Đó là cây thân gỗ duy nhất được trồng giữa vườn.
Trong không gian tĩnh lặng, bầu trời đen kín lại. Không khí oi bức của nắng gắt nhường chỗ lại cho những hạt mưa mát lành. Thật dễ chịu!
Tôi vừa bước lên phòng, đóng cửa, ngồi vào bàn lật giở từng trang giấy trong sổ lấy điểm gẫm. Bỗng tôi ngừng lại như muốn nghe tiếng mưa, với điều gì đó rất lạ. Bên ngoài không bóng người, từng ánh đèn của gian phòng tắt dần, tiếng gió thổi xào xạc cây bằng lăng xung quanh, nhiệt độ khắc nghiệt của mùa hạ như giảm xuống. Trên mái nhà, một hạt, hai hạt, và nhiều hạt không đếm xuể chen nhau rơi xuống làm tròn bổn phận mẹ thiên nhiên giao cho mình.
Bên ngoài trời đổ mưa như trút nước, sấm chớp ngang trời, tôi ngồi thẩn thơ mà lòng đầy tâm trạng. Tôi chợt nhìn lại mục đích đời mình, nhớ đến câu nói tôi đã đọc được ở đâu đó không nhớ rõ:
Sống trên đời, chắc hẳn ai cũng luôn khao khát đi tìm cho mình những điều tốt đẹp, luôn thao thức tìm kiếm cho mình những điều chân thiện mỹ. Thế nhưng, con người ngày nay không dám can đảm để đối diện với những thách đố và khó khăn. Họ không vượt qua con người yếu đuối và bất toàn của mình để đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã hứa ban như xưa dân Do Thái đã không dám vượt qua Biển Đỏ trong hành trình về đất hứa. Và đó cũng là điều mà tôi tâm đắc nhất sau khi học xong môn lịch sử cửu độ.
Vì sợ hãi và mất tin tưởng vào tình thương của Thiên Chúa mà dân Israen đã không dám vượt qua Biển Đỏ để vào đất Canaan. Họ thà chết và làm nô lệ cho Ai Cập còn hơn là chết trong sa mạc (Xh 13,11-12). Đứng trước sự cứng đầu cứng cổ, lòng chai dạ đá của dân Israen nên Thiên Chúa đã can thiệp bằng cách làm phép lạ Biển Đỏ, cho nước rẽ ra và con cái Itraen đi vào giữa lòng biển khô cạn mà đi qua bên kia sông. Các chiến mã và kỵ binh quân Ai Cập đuổi theo nhưng Thiên Chúa đã cho nước trong lòng biển trở lại như lúc ban đầu và quân Ai Cập không một tên nào sống sót (Xh 14,21-29).
Mầu nhiệm cứu độ là ý định yêu thương từ muôn đời của Thiên Chúa, nhằm thông ban sự sống hạnh phúc của Thiên Chúa cho loài người. Ngoài việc cứu ta khỏi sự tiêu diệt và vô vọng, Thiên Chúa còn muốn đồng hành, dẫn đưa ta tới cuộc sống kết hiệp với Ngài để giúp ta hoàn tất mọi công việc cho tốt đẹp. Lịch sử của Thiên Chúa đối với nhân loại đã có từ lâu, với biết bao sự kiện, kể từ lúc dựng nên sự sống, cho đến việc Chúa Giêsu được sai đến trên trái đất, và lịch sử này còn tiếp diễn nơi từng người trong chúng ta. Sau khi học xong lịch sử cứu độ điều mà tôi tâm đắc nhất là đau khổ tinh thần khi dân Israen (Giuđa) khoảng 30 – 50 ngàn người phải đi lưu đày, họ bị thử thách về đức tin và có quá nhiều câu hỏi nhức nhối được đặt ra: Có Giave thật không? Nếu có Chúa thì tại sao Ngài lại để mất nước, thành Thánh Giêrusalem và đền thờ bị phá hủy như vậy? ... Cũng trong tâm tình đó nhiều lúc trong cuộc sống của ta cũng đã biết bao lần mất niềm tin vào Chúa như thế.
Quả thật, chính trong cùng cảnh ngộ của dân Giuđa thời bấy giờ, tôi cũng cảm nhận được sự đau khổ tột cùng của họ. Khi đang chênh vênh giữa dòng đời, làm nô lệ cho nước khác, họ thấy cuộc đời sao quá nhiều đau khổ trong khi đó không có một điểm tựa nào, kể cả Chúa, họ mất hết niềm hy vọng từ nơi Chúa. Trong cuộc sống hàng ngày hôm nay cũng vậy, có nhiều lúc tôi cũng rơi vào tình trạng đó, khi làm việc gì mà tôi bị thất bại, đau khổ, tôi cũng tự hỏi chẳng lẽ Chúa bỏ rơi tôi khi mọi sự xung quanh đều quay đầu lại với tôi. Tôi vô cùng thất vọng và trách Chúa sao Ngài nỡ lòng nào đối xử với tôi như vậy. Tôi đã không nhận ra Chúa làm như thế là muốn điều tốt cho tôi, qua những đau khổ Chúa lại cho tôi những bài học quý giá, Ngài tôi luyện tôi trong tình yêu của Ngài.
Page 6 of 21